Tuesday 1 March 2011

Nâng cao Năng suất và Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020

Với mục tiêu: Xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; phát triển nguồn lực cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, ngày 21/5/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2010”. Chương trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, sẽ tạo ra bước đột phá về năng suất chất lượng, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2006 – 2007 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam đứng ở vị trí thứ 77/125 về khả năng cạnh tranh. Các sản phẩm công nghiệp vẫn chỉ dừng lại ở lắp ráp, như ô tô, xe máy …, tài nguyên nước ta chủ yếu vẫn là khai thác và xuất khẩu thô, sơ chế với giá rẻ hơn nhiều lần so với giá nhập về sau khi đã qua tinh chế … Ngoại trừ một số hàng hóa xuất khẩu, như hàng dệt may, da giầy, nhựa, thủ sản chế biến, các hàng hóa khác nói chung chất lượng chưa tốt, chưa ổn định, giá thành cao, đặc biệt là các sản phẩm, hàng hóa của ngành cơ khí và luyện kim, ô tô, đóng tàu, ngành hóa chất phục vụ nông nghiệp, công nghiệp tiêu dùng. Ngành nông sản thực phẩm vốn là một ngành một ngành có thế mạnh của nước ta, tuy nhiên chất lượng các hàng nông sản chủ yếu như gạo, tiêu, cà phê, cao su vẫn được đánh giá chưa cao, chưa ổn định, có lúc chưa đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Theo số liệu về tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế và số lượng lao động làm việc trong Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kế, tính được mức năng suất lao động toàn nền kinh tế của Việt Nam năm 2005 đạt 19,62 triệu đồng. Nếu quy đổi mức năng suất lao động từ giá thực tế (VNĐ) theo tỷ giá hối đoái thành đô la Mỹ ( 1USD = 15.858 VNĐ) để dễ so sánh với các nước thì năng suất lao động của nền kinh tế Việt Nam năm 2005 đạt 1.237 USD. Nếu tính riêng 6 nước trong khối ASEAN (gồm Xingapo, Malaixia, Thái Lan, Philippin, Indonesia và Việt Nam) thì Xingapo dẫn đầu và Việt Nam ở vị trí cuối. Năng suất lao động năm 2005 của Việt Nam bằng 2,35% so với Xingapo, 10,95% so với Malayxia, 28,7% so với Thái Lan, 44,07% so với Philippin và 63,37% so với Indonesia.
Thống kê tỷ trọng đóng góp của các yếu tố đến tăng GDP của nước ta thời kỳ từ năm 2003 đến nay cho thấy, mức đóng góp của yếu tố vốn là 52,7%, lao động là 19,1% và năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) là 28,2% (Nguồn: Kinh tế Việt Nam 2003 – 2004 và Thời báo kinh tế Việt Nam). So với các nước, tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ trọng thấp.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nêu trên ngoài các lý do về trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất, những yếu tố liên quan đến con người như yếu kém về năng lực tổ chức và quản lý, trình độ và kỹ năng của đội ngũ lao động và nhân viên kỹ thuật đã nổi lên ngày càng rõ rệt, thể hiện cụ thể ở các điểm dưới đây:
  • Đội ngũ chủ doanh nghiệp, giám đốc, cán bộ quản lý doanh nghiệp còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Phổ biến là điều hành doanh nghiệp theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức về quản lý, tổ chức, phát triển thương hiệu, chiến lược cạnh tranh, ứng dụng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó còn một lực lượng lớn lao động không qua đào tạo một cách hệ thống trước khi vào làm việc. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp thấp, thiếu lao động chất xám về chất lượng và số lượng, tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp chưa cao.
  • Công tác quản lý chất lượng chưa được định hình ổn định, đặc biệt là cơ chế kiểm soát hàng hóa tiêu thụ trên thị trường trong nước, quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu chưa được chặt chẽ . Thiếu các chính sách cụ thể và đồng bộ về đầu tư, tài chính, thuế, ngân hàng, nghiên cứu – triển khai, đổi mới công nghệ nhằm khuyến khích các hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng.
  • Nhận thức về chất lượng của nhiều bộ/nghành, địa phương, doanh nhiệp chưa được quan tâm đúng mức. Phong trào năng suất và chất lượng chưa thực sự thu hút được sự quan tâm và tham gia của nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Phong trào năng suất và chất lượng ở các nước trong khu vực như Nhật Bản, Xingapo, Ấn Độ đã hình thành và phát triển từ hàng chục năm nay ( Nhật bản từ năm 1955, Xingapore từ năm 1981 ). Việt nam mới khởi xướng phong trào này từ 1996 với quy mô còn hạn hẹp, chưa gắn kết các biện pháp một cách đồng bộ. Tuy nhiên là nước đi sau, nếu biết đón nhận, khai thác các lợi thế và cơ hội, chủ động rút kinh nghiệm, học hỏi các nước đi trước thì việc nhân rộng và đẩy nhanh phong trào này là hoàn toàn khả thi. Chính vì vậy, phong trào năng suất và chất lượng ở nước ta cần được tạo dựng và chỉ đạo tập trung, đặc biệt từ tầm vĩ mô với các chiến lược và chương trình hành động cấp quốc gia phù hợp thì mới có thể đạt được những bước đột phá, hướng vào mục tiêu tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đất nước.
Trước thực tế đó, Bộ KH&CN đã xây dựng, trình vào ngày 21.5.2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quốc gia về “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt nam đến năm 2020”. Chương trình xác định các mục tiêu chính là : Xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật, các hệ thống quản lí, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; tạo lập môi trường, nguồn lực cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng trong doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tạo bước đột phá về năng suất và chất lượng của các sản phẩm, hàng hóa chủ lực, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Các mục tiêu này thể hiện quan điểm xuyên suốt của Chính phủ thông qua việc :
1. Khẳng định vai trò chủ đạo của doanh nghiệp trong hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng
Năng suất và chất lượng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao vai trò nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của mình. Nhà nước hỗ trợ, tạo lập môi trường pháp lý, tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng của doanh nghiệp.
2. Chú trọng nâng cao các yếu tố nội tại của doanh nghiệp.
Năng suất của doanh nghiệp bị tác động bởi hai nhóm yếu tố: Nhóm các yếu tố bên ngoài (môi trường kinh tế thế giới, tình hình thị trường, cơ chế chính sách của Nhà nước) và nhóm các yếu tố nội tại (nguồn lao động, vốn, công nghệ, năng lực tổ chức quản lí sản xuất). Trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì các giải pháp nâng cao chất lượng của các yếu tố nội tại như chất lượng lao động, chất lượng quản lý, tình độ kĩ thuật, ứng dụng các tiến bộ KH&CN, chi phí sản xuất...là những nội dụng quan trọng trong các hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng.
3. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng
Chương trình xác lập vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức hướng dẫn cho doanh nghiệp các cách thức nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nâng cao nhận thức chung của xã hội, xây dựng phong trào năng suất chất lượng; tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ nguồn lực cần thiết cho hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng của các doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp là chủ thể thực hiện các hoạt động đột phá về năng suất và chất lượng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế.
4. Lồng ghép nhiệm vụ nâng cao năng suất và chất lượng giữa các chương trình:
Nâng cao năng suất và chất lượng là mục tiêu chung của nhiều hoạt động kinh tế - xã hội đã được thể hiện ở nhiều chương trình, dự án, đề án...Do đó Chương trình này tập trung vào các giải pháp thuộc các lĩnh vực: Tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp; áp dụng các hệ thống, mô hình quản lí tiên tiến, các công cụ cải tiến; các biện pháp nâng cao trình độ và kĩ năng của người lao động; các phương pháp đo lường, đánh giá, so sánh năng suất và chất lượng ...đã được thực hiện có hiệu quả ở nhiều nước công nghiệp hóa. Các nhiệm vụ trên đấy của Chương trình được lồng ghép với các nhiệm vụ thuộc các chương trình, đề án khác của bộ/ngành, địa phương liên quan đến nâng cao năng suất và chất lượng đặc biệt là Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, để đảm bảo sự tác động đồng bộ và hiệu quả của các giải pháp, đồng thời khắc phục được sự trùng lặp giữa các chương trình.
Với các quan điểm trên, Chương trình đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2010 là:
  • Xây dựng mới 2.000 TCVN, trong đó 60% số TCVN hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực (trước đó. trong giai đoạn 2010-2015, xây dựng mới 4.000 TCVN, trong đó 45% hài hòa với tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế).
  • 100% phòng thử nghiệm chất lượng, sản phẩm, hàng hóa chủ lực đạt trình độ quốc tế.
  • 60.000 doanh nghiệp được hướng dẫn ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng.
  • Xây dựng phong trào năng suất và chất lượng tại tất cả các tỉnh/thành phố trong cả nước.
  • 100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa chủ lực xây dựng và thực hiện các dự án nâng cao năng suất và chất lượng.
  • Góp phần nâng tỷ trọng đóng góp TFP trong tốc độ tăng GDP lên ít nhất 35%. 
    (Nguồn: PVC)

2 comments:

Unknown said...

Bài viết rất hay, rất xúc tích
Cảm ơn bạn đã chia sẻ bài viết trên.
------------------------------------------
Ms Nga - Kinh Doanh - SacoJet.vn

0938 172 672 - 090 262 1479 – 1900 63 6479
Chuyên Đặt vé máy bay VietNam Airlines đi Đà Nẵng uy tín tại TpHCM

Tao V Nguyen said...

Bài viết rất hay, rất xúc tích
Cảm ơn bạn đã chia sẻ bài viết trên.
----------------------------------------------------
Chúng tôi chuyên cung cấp các loại vải quàn may áo đồng phục dành cho mọi đối tượng như trường mầm non, mẫu giáo, cấp 1, cấp 2, cấp 3, đại học và cả cho các cộng ty, cơ quan, vvv.
Nếu bạn đang có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi
Địa chỉ: 624/14/44 Âu Cơ, P10, Q Tân Bình, TPHCM
Xưởng nhuộm: 70/E2 Nguyễn Văn Quá, Phường Đông Hưng Thuận, Q 12, TPHCM
Điện thoại: (08)397-405-233
Hotline:
0913-978-800 - gặp anh Phúc
0908-274-246 - gặp anh Đăng
0907-162-433 - gặp anh Tảo

Email: nguyenvtao@gmail.com
Website: http://dongphuchocsinhcongsogiare.blogspot.com
Keywords:
đồng phục hoc sinh công sở giá rẻ tại tphcm
dong phuc hoc sinh cong so gia re tai tphcm

Post a Comment

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Top WordPress Themes