LÝ DO, SỨ MỆNH

Nơi kết nối cộng đồng quản lý năng suất, chất lượng; Nơi chia sẻ KIẾN THỨC và KINH NGHIỆM THỰC TẾ về quản lý theo chuẩn mực quốc tế, như: ISO 9000, ISO 14000, OHSAS 18000, ISO 22000, ISO 27000, 5S, Kaizen, TQM, Lean, 6 Sigma... SỨ MỆNH: Giúp cho 10.000 DOANH NGHIỆP chuẩn hóa quy trình, vận hành tự động. Giúp 10 triệu NGƯỜI làm việc hiệu quả và THÀNH CÔNG hơn!

Wednesday 29 September 2010

Giám đốc chất lượng - Bạn là ai?

Những năm gần đây, cùng với việc triển khai quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 và mới chuyển đổi thành ISO 9001:2008, có gần 7.000 doanh nghiệp, tổ chức đã được chứng chỉ. Điều đó đồng nghĩa với việc có khoảng 10.000 người nắm giữ vị trí là Đại diện Lãnh đạo về chất lượng (QMR), hay Giám đốc Chất lượng. Đây là một vị trí quản lý vô cùng quan trọng, quyết định quá trình thiết lập, vận hành, cải tiến và sự thành công của hệ thống quản lý chất lượng, đem hiệu quả cho danh nghiệp. Vậy Giám đốc chất lượng/ QMR là ai?

Theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, điều 5.5.2 có quy định:
Lãnh đạo cao nhất phải chỉ định một thành viên trong ban lãnh đạo của tổ chức, ngoài các trách
nhiệm khác, phải có trách nhiệm và quyền hạn sau:
a) đảm bảo các quá trình cần thiết của hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập, thực hiện và
duy trì;
b)  báo  cáo  cho  lãnh  đạo  cao  nhất  về  kết  quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng và về mọi nhu cầu cải tiến, và
c)   đảm bảo thúc đẩy toàn bộ tổ chức nhận thức được các yêu cầu của khách hàng. 
CHÚ  THÍCH :  Trách  nhiệm  của  đại  diện  lãnh  đạo  về chất  lượng    thể  bao  gồm  cả  quan  hệ  với  bên  ngoài về các vấn đề có liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng.

Tuy nhiên, quy định này còn rất chung chung, gây không ít khó khăn khi thực hiện. Nhiều Giám đốc chất lượng đến nay vẫn loay hoay không biết phải làm gì để hệ thống QLCL sống, thực sự là công cụ quản lý hiệu quả của đội ngũ Lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp.

Với 8 năm kinh nghiệm trực tiếp làm quản lý chất lượng trong công ty nước ngoài và tư vấn cho các doanh nghiệp, các tổ chức hành chính công (UBND tỉnh, thành phố, Sở, Ban ngành),   Hiệu xin chia sẻ sau đây bản Mô tả công việc cụ thể của vị trí Đại diện Lãnh đạo về chất lượng (QMR) / Giám đốc chất lượng

 Mô tả công việc của QMR/ Giám đốc Chất lượng:
Tổng Giám đốc phân công/ bổ nhiệm một thành viên trong Ban Lãnh đạo làm Đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR - Quality Management Representative). Ngoài các trách nhiệm khác, đối với Hệ thống quản lý chất lượng, QMR/ Giám đốc Chất lượng có các trách nhiệm và quyền hạn sau:
1. Trách nhiệm:
-    Đảm bảo cho các quá trình cần thiết của Hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập, thực hiện và duy trì, cụ thể là:
+        Giúp Tổng Giám đốc trong việc thiết lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của Công ty.
+        Chỉ đạo việc cập nhật, sửa đổi hệ thống tài liệu và cải tiến, nâng cấp hệ thống quản lý cho phù hợp với thực tế trong từng giai đoạn.
+        Phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo công tác đánh giá lựa chọn các nhà cung ứng, đo lường chất lượng sản phẩm, đo lường sự thoả mãn của khách hàng và xem xét các biện pháp khắc phục phòng ngừa.
+        Xem xét việc cung cấp các nguồn lực cần thiết đảm bảo hệ Hệ thống quản lý chất lượng hoạt động có hiệu lực và hiệu quả.
+        Chủ trì tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ, lựa chọn và đào tạo đội ngũ đánh giá viên đảm bảo năng lực thực hiện các cuộc đánh giá.
+        Giám sát, xem xét các hành động khắc phục phòng ngừa tại các đơn vị.
+        Giúp Tổng Giám đốc trong việc tổ chức các cuộc họp xem xét của Lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng.
-    Định kỳ, báo cáo về hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng và mọi nhu cầu cải tiến hệ thống cho Tổng Giám đốc;
-    Tổ chức phổ biến, tuyên truyền để mọi người trong Công ty nhận thức được các yêu cầu của khách hàng để thực hiện và đáp ứng;
-    Là đại diện của Công ty khi liên hệ với các tổ chức đào tạo, tư vấn và tổ chức đánh giá liên quan đến Hệ thống quản lý chất lượng.
2. Quyền hạn:
-    Có quyền ký xem xét Sổ tay chất lượng, Chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng trước khi trình Tổng Giám đốc phê duyệt. Thay mặt Tổng Giám đốc ký các văn bản liên quan đến chất lượng theo sự uỷ quyền của Tổng Giám đốc.
-    Trực tiếp chỉ đạo Ban ISO và chỉ đạo các công việc liên quan đến Hệ thống quản lý chất lượng tại tất cả các đơn vị của Công ty.
-    Có quyền tạm đình chỉ những công việc không phù hợp với yêu cầu của Hệ thống quản lý chất lượng và báo cáo lên Tổng Giám đốc.

Để biết thêm về Giám đốc chất lượng, QMR, các tố chất, kỹ năng cần thiết của QMR, công cụ giúp QMR hoạt động hiệu quả, bạn có thể liên hệ ngay với tác giả.
  
Tác giả:  Ninh Văn Hiệu - Chuyên gia tư vấn quản lý, Chuyên gia đánh giá trưởng.
Mobi: 0989.979.434  Email: hieuISO@gmail.com  Website: www.NinhVanHieu.com

Friday 24 September 2010

Nhân viên QLCL - ISO: cần làm gì để Sếp biết được vai trò của bạn?

-         Là người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng (ISO 9000) tại các đơn vị khu vực VP Công ty và ....
-         Nắm rõ các quy định của hệ thống tài liệu chất lượng của Công ty cũng như tình hình thực hiện quy trình chất lượng tại các đơn vị. Tập hợp các thông tin liên quan đến nhu cầu xây dựng, soát xét tài liệu của các đơn vị.
-         Lập kế hoạch đề xuất và tổ chức triển khai các hoạt động chất lượng, quản lý rủi ro cụ thể tại văn phòng Công ty trong từng giai đoạn.
-         Phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành nghiên cứu biên soạn/ soát xét cập nhật tài liệu cần thiết. Tổng hợp ý kiến của các đơn vị liên quan, hoàn thiện tài liệu và trình Lãnh đạo xem xét, ban hành. Trực tiếp quản lý các tài liệu liên quan tới mua, bán hàng, nghiệm thu và quản lý chung: QT03, QT04, QT…
-         Làm quyết định ban hành tài liệu, in ấn, đóng dấu kiểm soát và phân phối tới các đơn vị liên quan theo quy định.
-         Hướng dẫn áp dụng, đôn đốc các đơn vị thực hiện tài liệu chất lượng (quy trình, quy định, biểu mẫu…) mới ban hành.
-         Thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện Chính sách, mục tiêu chất lượng & an ninh thông (khi được thiết lập), các quy trình, quy định của Công ty tại các đơn vị.
-         Phối hợp với Phòng Kỹ thuật, Nhà máy tổ chức xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm. Làm thủ tục công bố áp dụng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa của Công ty.
-         Liên hệ với cơ quan thử nghiệm, tổ chức thử nghiệm sản phẩm hàng hóa theo quy định.
-         Đề xuất các dự án QLCL, phối hợp với NV nghiên cứu cải tiến trong quá trình nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ quản lý (ISO Online, 5S, Kaizen) và triển khai áp dụng vào thực tế tại các đơn vị liên quan.
-         Thực hiện các nhiệm vụ khác do TP.QLCL HT phân công.
-         Cấp báo cáo: TP.QLCL HT, QMR.

Mô tả công việc của Trưởng Phòng QLCL Hệ thống - ISO

a. Năng lực:
-         Trình độ Đại học trở lên, ưu tiên chuyên ngành quản trị chất lượng.
-         Có kinh nghiệm ít nhất 3 - 5 năm về nghiệp vụ và quản lý.
-         Nắm vững các nguyên tắc, quy định nghiệp vụ trong lĩnh vực làm việc; am hiểu về các Hệ thống quản lý theo ISO 9000, ISO 14000, 5S, Kaizen và thực tế quản lý của Công ty; hiểu biết pháp luật liên quan đến chất lượng & môi trường.
-         Có khả năng sử dụng thành thạo máy vi tính, phần mềm ứng dụng trong công việc; biết soạn thảo các văn bản, báo cáo nghiệp vụ mà mình đảm nhiệm.
-         Có tư duy hệ thống, khả năng phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và hiệu quả.
-         Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, lãnh đạo quản lý và đào tạo bồi dưỡng nhân viên.
-         Có sức khoẻ đảm bảo công tác tốt và ý thức xây dựng Công ty lâu dài.
b. Trách nhiệm:
Quản lý điều hành hoạt động chung của P.QLCL HT và trực tiếp đảm nhiệm các công việc:
-         Xây dựng cấu trúc, các quá trình của HTQL CL & MT của Công ty theo tiêu chuẩn áp dụng (ISO 9000, ISO 14000, 5S, Kaizen.).
-         Phối hợp với P.CNTT tổ chức thiết lập và triển khai hệ thống quản lý ISO Online, hệ thống an ninh thông tin ISO 27000.
-         Tổ chức lập kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng & môi trường của Công ty hàng năm.
-         Giúp lãnh đạo thiết lập Chính sách, Mục tiêu chất lượng & môi trường và chương trình môi trường của Công ty trong từng giai đoạn.
-         Lập kế hoạch và tổ chức xây dựng, soát xét các tài liệu hệ thống chất lượng, quản lý môi trường của Công ty trong từng giai đoạn.
-         Bổ sung, soát xét Sổ tay chất lượng, Sổ tay môi trường và xem xét các qui trình chung, tích hợp của HTQL CL & MT, bao gồm: Quy trình kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ, kiểm soát sản phẩm không phù hợp, đánh giá chất lượng nội bộ, xem xét của lãnh đạo, hành động khắc phục/ phòng ngừa.
-         Xây dựng chương trình và tổ chức các khoá đào tạo thích hợp về chất lượng, môi trường nhằm nâng cao nhận thức, ý thức cho toàn thể cán bộ công nhân viên.
-         Liên hệ với các tổ chức bên ngoài tổ chức đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ, đảm bảo năng lực đánh giá của đội ngũ đánh giá viên.
-         Lập danh sách các chuyên gia đánh giá nội bộ của Công ty, bổ sung, soát xét cập nhật hàng năm trên cơ sở biến động về lao động, về cơ cấu tổ chức và kết quả đào tạo hàng năm.
-         Lập kế hoạch, chương trình và tổ chức đánh giá nội bộ (định kỳ hoặc đột suất).
-         Xử lý những thiếu sót của HTQL CL, môi trường và giám sát các hoạt động khắc phục, phòng ngừa tại các đơn vị.
-         Đề xuất những biện pháp nhằm giảm thiểu lãng phí, cải tiến nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng quá trình.
-         Xây dựng các dự án QLCL, cải tiến năng suất, chất lượng và tổ chức triển khai.
-         Quan hệ, làm việc với các tổ chức bên ngoài về chất lượng như: các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng, tổ chức tư vấn, đào tạo, đánh giá … khi được TGĐ phân công hoặc uỷ quyền.
-         Thực hiện các công việc khác khi ­được Ban Lãnh đạo phân công.
c. Quyền hạn:
+ Những quyền hạn chung:
-         Được phân công công việc và đánh giá kết quả thực hiện của các NV trong Phòng.
-         Được chủ động kế hoạch công tác và điều phối công việc trong phạm vi quản lý và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
-         Được ký bảng chấm công hàng tháng của phòng.
-         Được ký kiểm tra các văn bản liên quan đến công việc QLCL, môi trường và cải tiến.
-         Được trao đổi với các nhân viên và lãnh đạo các đơn vị về các vấn đề liên quan trong quá trình kiểm tra, kiểm soát.
-         Được tham gia ý kiến trong việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách và các qui định trong Công ty.
-         Được báo cáo, đề xuất ý kiến với Ban Lãnh đạo Công ty về các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của Phòng.
-         Được giải quyết cho nhân viên nghỉ phép đến 02 ngày, nếu trên 02 ngày đề nghị TGĐ/ Phó TGĐ phụ trách giải quyết...
+ Những quyền hạn riêng của TP.QLCL HT:
-         Có quyền kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của các đơn vị, phòng ban khác về việc thực hiện quy trình, quy định liên quan đến hệ thống QLCL, QL môi trường của Công ty (định kỳ hoặc đột xuất).
-         Có quyền yêu cầu tất cả các đơn vị trong Công ty cung cấp và giải trình các tài liệu, dữ liệu và hồ sơ liên quan đến HTQLCL, HT môi trường.
-         Yêu cầu các đơn vị thực hiện hành động khắc phục, phòng ngừa và thực hiện các chương trình cải tiến chất lượng, đảm bảo môi trường.
-         Được tiếp cận với tất cả các đơn vị và cá nhân trong mọi vấn đề xuyên suốt các hoạt động có liên quan đến chất lượng & môi trường của Công ty.
-         Có quyền báo cáo trực tiếp đến TGĐ và QMR mọi vấn đề liên quan đến HTQLCL, HTQLMT và các chương trình cải tiến.
-         Được tham gia các hội nghị về sản xuất, hội nghị khách hàng liên quan đến chất lượng và môi trường; được ký một số văn bản về chất lượng & môi trường theo sự uỷ quyền của TGĐ và chịu trách nhiệm trước TGĐ.
d. Cấp báo cáo: QMR, TGĐ.

Chức năng nhiệm vụ của Phòng QLCL Hệ thống (ISO)

1.  Chức năng:
-         Phòng Quản lý Chất lượng Hệ thống (gọi tắt là P.QLCL HT) có chức năng tham mưu, tư vấn cho TGĐ trong công tác quản lý chất lượng hệ thống của Công ty theo các tiêu chuẩn tiên tiến, như: hệ thống QLCL (ISO 9000), QL môi trường (ISO 14000), …
-         Thiết lập và đẩy mạnh phong trào cải tiến trong toàn Công ty, đặc biệt là hoạt động 5S, Kaizen tại các Nhà máy;
-         Quản lý công tác tiêu chuẩn hóa, tổ chức thử nghiệm/ kiểm định sản phẩm hàng hóa.
2. Nhiệm vụ:
Thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng & môi trường dưới sự chỉ đạo trực tiếp của TGĐ và Đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR) & môi trường (EMR).
2.1. Công tác nghiên cứu, cải tiến:
-         Nghiên cứu thiết lập, triển khai áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế vào thực tiễn hoạt động SXKD của Công ty.
-         Triển khai phần mềm các công cụ thống kê (SPC) nhằm xử lý các dữ liệu thống kê chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và lắp đặt.
-         Nghiên cứu thiết lập và tổ chức triển khai áp dụng Hệ thống ISO Online: nhằm đơn giản hóa việc quản lý tài liệu, hồ sơ bằng công nghệ thông tin.
-         Thiết lập và tổ chức triển khai áp dụng Hệ thống an ninh thông tin ISO 27000: nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao tính bảo mật, tin cậy và sẵn sàng của thông tin trong Công ty, tạo niềm tin cho khách hàng và đối tác.
-         Là đầu mối tiếp nhận, xử lý và quản lý các chương trình cải tiến của Công ty nhằm nâng cao năng suất, chất lượng.
-         Thiết lập, duy trì và đẩy mạnh phong trào cải tiến trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục trong toàn Công ty, đặc biệt là hoạt động 5SKaizen tại các Nhà máy;
-         Đề xuất các dự án cải tiến và tổ chức nghiên cứu triển khai nhằm đảm bảo an toàn, giảm thiểu lãng phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
-         Đào tạo chuyển giao HTQL đã thiết lập cho các đơn vị liên quan để thực hiện.
2.2. Công tác quản lý hệ thống chất lượng:
-         Tổ chức thiết kế, hoạch định hệ thống QLCL đã thiết lập của Công ty theo ISO 9000.
-         Tư vấn cho Lãnh đạo trong việc thiết lập Chính sách & Mục tiêu chất lượng của Công ty và kiểm soát quá trình thực hiện nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu trong từng giai đoạn.
-         Rà soát thường xuyên hệ thống văn bản QLCL hiện hành, tổ chức cập nhật, xây dựng chuẩn hóa các tài liệu (quy trình, quy định, BM…) và làm thủ tục ban hành.
-         Tổ chức đào tạo, đảm bảo cho các CBCNV của Công ty nhận thức rõ tầm quan trọng của chất lượng, phục vụ khách hàng và thực hiện theo các quy định trong hệ thống quản lý chất lượng của Công ty đã xây dựng.
-         Tổ chức xây dựng và hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý (các quy trình, quy định) cho các đơn vị mới thành lập.
-         Đôn đốc, tăng cường kiểm soát việc thực hiện theo quy trình, quy định của các đơn vị theo ISO 9000 (định kỳ hoặc đột suất).
-         Quy hoạch đội ngũ chuyên gia đánh giá nội bộ, tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn chuyên gia đánh giá nội bộ, đảm bảo năng lực của đội ngũ đánh giá viên.
-         Tổ chức và tham gia thực hiện các cuộc đánh giá chất lượng nội bộ của Công ty. Tổ chức và tiếp đoàn đánh giá chứng nhận.
-         Giúp TGĐ định kỳ xem xét HTQLCL của Công ty đảm bảo hệ thống đó luôn có hiệu lực và hiệu quả.
-         Đôn đốc, giám sát và kiểm tra các hành động khắc phục phòng ngừa tại tất cả các đ/vị.
-         Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng của Hệ thống QLCL của Công ty.
-         Định kỳ, kết hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thu thập các dữ liệu thống kê chất lượng sản phẩm trong SX & lắp đặt, phân tích dữ liệu bằng các công cụ thống kê, báo cáo, xác định nguyên nhân và đề ra các giải pháp nhằm kiểm soát quá trình, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
-         Quan hệ, làm việc với các tổ chức bên ngoài về chất lượng, như: cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng, tổ chức tư vấn, đào tạo, đánh giá HTQLCL…
2.3. Công tác tiêu chuẩn hóa và chứng nhận sản phẩm:
-         Chuẩn hóa lại bộ giáo trình đạo tạo của Công ty (phối hợp với P.HCNS và các đơn vị liên quan) nhằm phục vụ cho công tác đào tạo nội bộ quản lý chất lượng SP, quản lý sản xuất, lắp đặt, an toàn, vệ sinh môi trường, thực hiện quy trình, quy định và cải tiến.
-         Tìm kiếm, sưu tầm và cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng sản phẩm, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, như: tiêu chuẩn ngành xây dựng, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế.
-         Quản lý và phân phối các tiêu chuẩn cho các phòng ban liên quan để sử dụng.
-         Phối hợp với Phòng Kỹ thuật, Nhà máy tổ chức xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng loại sản phẩm theo yêu cầu của Lãnh đạo.
-         Làm thủ tục công bố áp dụng tiêu chuẩn chất lượng cho các sản phẩm hàng hóa của Công ty.
-         Hỗ trợ Nhà máy liên hệ với cơ quan thử nghiệm, tổ chức thử nghiệm/ kiểm định sản phẩm hàng hóa theo quy định.
-         Liên hệ làm việc với cơ quan chứng nhận, tổ chức đánh giá chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn.
-         Phối hợp với P.VTXNK thu thập, quản lý các chứng chỉ xuất xứ hàng hóa (CO), chứng chỉ chất lượng sản phẩm, NVL (CQ) và tư vấn cung cấp cho P.KD nhằm phục vụ công tác đấu thầu, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
2.4. Công tác quản lý hệ thống môi trường, an toàn, vệ sinh lao động:
-         Tổ chức thiết kế, triển khai áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14000 cho các nhà máy: Duy trì, cải tiến nâng cao hiệu quả môi trường tại NM1; Tiếp tục triển khai áp dụng mở rộng Hệ thống ISO 14000 cho các Nhà máy.
-         Tư vấn cho Lãnh đạo trong việc thiết lập Chính sách môi trường, Mục tiêu và chương trình môi trường hàng năm, nhằm sản xuất sạch hơn, tiết kiệm NVL nhằm tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường. Kiểm soát quá trình thực hiện nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu trong từng giai đoạn.
-         Tư vấn cho các đơn vị (trong phạm vi áp dụng) thực hiện các hành động nhằm tuân thủ các yêu cầu pháp luật về môi trường.
-         Kiểm soát việc thực hiện tác nghiệp về quản lý môi trường trong các nhà máy (định kỳ hoặc đột xuất).
-         Tổ chức đào tạo, đảm bảo cho các CBCNV của Công ty nhận thức tốt về môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường và thực hiện theo các quy định, hướng dẫn trong hệ thống quản lý môi trường đã xây dựng.
-         Quy hoạch đội ngũ chuyên gia đánh giá môi trường nội bộ, tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn chuyên gia đánh giá nội bộ, đảm bảo năng lực của đội ngũ đánh giá viên.
-         Tổ chức và tham gia thực hiện các cuộc đánh giá nội bộ và bên ngoài về HTQL môi trường. Đôn đốc và phối hợp với các bộ phận thực hiện hành động khắc phục phòng ngừa.
-         Phối hợp với Hội đồng vệ sinh, an toàn lao động của Công ty tổ chức kiểm tra, giám sát công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường (định kỳ hoặc đột suất).
-         Giúp TGĐ định kỳ xem xét HTQLMT của Công ty đảm bảo hệ thống luôn có hiệu lực.
-         Phối hợp với P.HCNS của các NM quan hệ, làm việc với các cơ quan quản lý môi trường, như: cơ quan y tế dự phòng, Trung tâm quan trắc môi trường, Sở Tài nguyên môi trường, Cục Cảnh sát môi trường.

Thursday 23 September 2010

Nghề quản lý chất lượng - triển vọng phát triển

Kể từ khi ISO 9000 du nhập vào Việt Nam, khởi đầu là 2 doanh nghiệp áp dụng ISO 9000 vào năm 1996, tính đến nay, trong cả nước đã có khoảng 7000 tổ chức, doanh nghiệp áp dụng Hệ thống Quản lý Chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000. Như vậy, cũng tồn tại con số tối khoảng 10.000 cán bộ Đại diện Lãnh đạo về Chất lượng (QMR), Thư ký ISO, không kể những người đã rời bỏ vị trí này.      Tuy nhiên, phần lớn cán bộ QMR/ Thư ký ISO của các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong việc thực hiện vai trò của mình và do đó cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hệ thống ISO 9000. Bên cạnh yêu cầu “báo cáo tới lãnh đạo cao nhất về kết quả của hệ thống”, Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 chỉ đưa ra yêu cầu đối với cán bộ QMR là : “đảm bảo…”, “đảm bảo thúc đẩy hệ thống…” nhưng không chỉ ra rằng cán bộ QMR phải “đảm bảo” như thế nào. Qui định chung như vậy thể hiện tính ưu việt của Tiêu chuẩn phiên bản mới nhưng cũng gây không ít khó khăn cho cán bộ QMR trong quá trình tiến hành công việc.
Theo qui định của yêu cầu 5.5.2 của tiêu chuẩn ISO 9001:2008, lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp phải chỉ định, trao quyền hạn cho một người đại diện để: quản lý, theo dõi, đánh giá và điều phối Hệ thống ISO 9000. Mục đích của việc trao quyền này là nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hệ thống trong quá trình vận hành và cải tiến hệ thống. Do vậy, QMR là một vị trí rất quan trọng trong quá trình triển khai, duy trì và cải tiến Hệ thống ISO 9000.
Phần lớn các doanh nghiệp áo dụng ISO 9000 đều giao phó Hệ thống cho cán bộ QMR/ Thư ký ISO với hy vọng đạt được hiệu lực và hiệu quả của hệ thống mà không có cơ sở để chắc rằng cán bộ này có thể điều hành hệ thống một cách hiệu quả. Rất nhiều doanh nghiệp lại không đánh giá đúng vai trò, giá trị của QMR đối với sự thành công của hệ thống. Họ cho rằng bổ nhiệm cán bộ QMR để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn và để có người  “gánh” hệ thống chuẩn bị cho các cuộc đánh giá của cơ quan chứng nhận. Bởi vậy, họ không quan tâm đến các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cán bộ QMR để có thể quản lý hệ thống đạt hiệu quả  cũng như thiếu đầu tư, trang bị kiến thức kinh nghiệm cho cán bộ này.
Ở các nước có phong trào ISO 9000 phát triển mạnh, QMR còn được gọi là Giám đốc Chất lượng. Thư ký ISO không chỉ 1 người mà gồm một nhóm người, phát triển hơn nữa đó là có Phòng Quản lý chất lượng hệ thống. Lãnh đạo cấp cao ở đây ý thức rất rõ vai trò của cán bộ QMR với sự thành công của hệ thống ISO 9000. Họ hiểu rằng: ngoài việc nắm bắt tổng thể các quá trình trong hệ thống và các vấn đề chất lượng trong doanh nghiệp, cán bộ QMR cần nắm rõ các phương pháp, công cụ hỗ trợ cũng như biết lựa chọn và sử dụng các giải pháp, công cụ thích hợp trong điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, cán bộ QMR cũng cần có các kỹ năng xã hội khác như: trình bày, truyền đạt, thuyết phục, khích lệ để tập hợp mọi người tham gia cải tiến hệ thống chất lượng. Họ cũng cần có năng lực tổ chức, chỉ đạo các hoạt động triển khai, các cuộc đánh giá và có lối tư duy theo hệ thống vì “tiếp cận theo hệ thống” là một nguyên tắc quan trọng xuyên suốt Bộ Tiêu chuẩn ISO 9000.
Câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp áp dụng ISO 9000 là: làm thế nào để có cán bộ QMR tốt, làm thế nào để có thể thu nhận tối đa sự đóng góp của QMR cho hoạt động cải thiện hệ thống ISO 9000. Đánh giá đúng tầm quan trọng của cán bộ QMR và trao quyền chủ động một cách hợp lý cho họ là điều kiện tiên quyết để có được một cán bộ QMR đạt yêu cầu. Năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm, năng khiếu, tư duy và động cơ làm việc là những tiêu chí chủ yếu để có thể lựa chọn được một cán bộ QMR thoả mãn yêu cầu quản lý. Bên cạnh đó, lãnh đạo cấp cao còn cần có những hoạt động hỗ trợ về thời gian, giảm bớt công việc chuyên môn, cung cấp nguồn lực và các công cụ thích hợp để cán bộ QMR thực hiện vai trò của mình đạt kết quả tốt. Và để đáp ứng tinh thần cải tiến liên tục của bộ Tiêu chuẩn ISO 9000, việc đào tạo, tổ chức học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm là điều kiện không thể thiếu trong việc nâng cao năng lực, kiến thức cho cán bộ QMR để điều hành hệ thống đạt hiệu quả. Một số doanh nghiệp đã quan tâm đến nhu cầu đào tạo, cập nhật các kiến thức, kỹ năng cho QMR nhưng thường phải tự tìm đến các khoá đào tạo rời rạc với từng nội dung riêng lẻ mà không đảm bảo tính tổng hợp và tính hệ thống của kiến thức. Từ thực tế này, Trung tâm Năng suất Việt Nam - một tổ chức tư vấn chuyên nghiệp về ISO 9000 đã triển khai khoá đào tạo đầu tiên dành riêng cho đối tượng là QMR tại Tp. Hồ Chí Minh. Để đảm bảo hiệu quả thu nhận kiến thức, khoá đào tạo được thiết kế với số lượng học viên hạn chế nhưng đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp. Điều đó cho thấy nhu cầu về vị trí QMR
Rõ ràng, sự không hoàn hảo của vị trí QMR trong doanh nghiệp áp dụng ISO 9000 là một lỗ hổng của Hệ thống Quản lý Chất lượng và là vấn đề bức xúc trong xu thế ISO 9000 toàn cầu.
Trong khi tỉ lệ các doanh nghiệp áp dụng ISO 9000 mới chỉ chiếm 1% trong tổng số các doanh nghiệp Việt Nam thì việc triển khai áp dụng rộng rãi ISO trên toàn quốc sẽ mở ra một cơ hội nghề nghiệp lớn cho các cán bộ trong doanh nghiệp cũng như các sinh viên mới tốt nghiệp đại học. Trong điều kiện khoảng cách giữa vai trò, năng lực của các cán bộ QMR hiện tại so với yêu cầu của một QMR thực thụ đối với hệ thống ISO 9000 đang là vấn đề nan giải của nhiều doanh nghiệp thì việc trở thành một cán bộ Đại diện Lãnh đạo về Chất lượng trong xu thế ISO trên toàn cầu quả thực là một ước mơ trong tầm tay đối với rất nhiều người.  Để khai thác lợi ích của ISO 9000 phục vụ mục tiêu tăng trưởng doanh nghiệp, Đại diện Lãnh đạo về Chất lượng đã, đang và sẽ là vị trí vô cùng quan trọng đóng góp vào sự thành công của hệ thống điều hành doanh nghiệp.


Vậy QMR, Thư ký ISO có trách nhiệm, quyền hạn như thế nào? Làm sao để được Sếp quan tâm và coi trọng? Ở bài viết sau, tôi sẽ giúp cho bạn biết mô tả công việc (trách nhiệm, quyền hạn của QMR, Thư ký ISO).


Để trang bị thêm kiến thức về Quản lý chất lượng, xem các video đào tạo miễn phí, bạn có thể vào trang www.NinhVanHieu.com

Quản lý chất lượng là gì? Tại sao phải quản lý?

Ngày nay, không có nền kinh tế nào muốn phát triển lại tồn tại khép kín và độc lập một mình cả. Xu hướng hội nhập khu vực và nền kinh tế thế giới đang diễn ra nhanh chóng và ngày càng sâu rộng hơn. Nền kinh tế hội nhập đã đem lại nhiều cơ hội cho chúng ta, nhưng bản thân nó cũng tạo ra nhiều thách thức đòi hỏi chúng ta phải vượt qua. Một trong những thách thức đó là vấn đề cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.

Chính vì vậy, chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng đã trở thành một công cụ cạnh tranh hàng đầu của các doanh nghiệp và các quốc gia. Nhật Bản ngày nay được biết đến như một điển hình trong việc coi trọng chất lượng, quản lý chất lượng và đã đạt được những thành công rất ấn tượng với những hãng nổi tiếng như: TOYOTA, HONDA, SONY, ....

Vậy quản lý chất lượng là gì?
Theo tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, Quản lý chất lượng các hoạt động có phối hợp nhằm định hướngkiểm soát một tổ chức về mặt chất lượng.




Việc định hướng được thể hiện thông qua tầm nhìn, chiến lược, chính sách và mục tiêu chất lượng.

Hoạt động kiểm soát được thực hiện thông qua: yếu tố hoạch định, kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng.

Tại sao phải Quản lý chất lượng?
 
Thị trường cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải cung cấp được sản phẩm/ dịch vụ có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Nguyên lý chung: khi doanh nghiệp thực hiện công tác quản lý chất lượng tốt sẽ tạo ra được những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt. Như vậy, muốn tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt, hiệu quả cao, tổ chức/ doanh nghiệp phải quản lý chất lượng.

Doanh nghiệp cần kiểm tra sản phẩm của mình trước khi giao chúng cho đối tác hay khách hàng để tránh bất kỳ lỗi hay sự bỏ sót nào, bao gồm cả tiêu chuẩn bắt buộc và những yêu cầu của khách hàng. Đây là hoạt động quan trọng có trong quản lý chất lượng.

Doanh nghiệp cần lập kế hoạch và tổ chức tất cả các hoạt động để đảm bảo rằng sản phẩm của mình là ổn định và đúng với những gì Lãnh đạo đã vạch ra. Do đó doanh nghiệp cần theo dõi và kiểm soát những hành động này như một phần có trong quản lý chất lượng.

Tình hình nhân sự thay đổi nhiều, cán bộ cũ nghỉ, thay thế bằng nhân sự mới được tuyển dụng. Nhưng người mới này không thể làm công việc đó như người cũ ngay được, dễ tạo ra những sản phẩm lỗi, không phù hợp, gây mất thời gian và tiền bạc. Để tránh trường hợp này, doanh nghiệp phải sử dụng hệ thống văn bản như quy trình làm việc, hồ sơ, biểu mẫu ghi chép. Đây là trọng tâm của quản lý chất lượng.

Nhân viên có thể không hiểu và không tuân thủ những quy định nội bộ của doanh nghiệp về an toàn, vận hành, bảo trì thiết bị hay xử lý các sự cố liên quan. Những thiết sót có thể dẫn đến tình trạng phá sản của doanh nghiệp. Tránh điều này bằng quản lý chất lượng.

Cần lưu ý rằng những lợi ích có được từ quản lý chất lượng có thể sẽ mất mát nhiều nếu như không tiến hành quản lý một cách hệ thống và khoa học. Cách tốt nhất là áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng đã được quốc tế thừa nhận, như ISO 9000, ISO 22000 và biết các công cụ để cải tiến chúng, như: vòng tròn PDCA, 5S, Kaizen.

Để tìm hiểu thêm về quản lý chất lượng, biết cách xác định, lựa chọn, áp dụng các hệ thống quản lý hiệu quả, xem tại đây hoặc tại www.topmanjsc.com

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Top WordPress Themes