Những năm gần đây, khi nói đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong các ngành sản xuất, mọi người trong doanh nghiệp thường quan tâm đến các việc phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường cùng với những kế hoạch marketing tốn kém nhưng ít ai đặt câu hỏi cái gì tạo ra thương hiệu? Cái gì sẽ cung cấp cho thị trường đã mở rộng mà nếu không có chúng, mọi chi phí để tạo dựng thương hiệu, mở rộng thị trường sẽ trở nên lãng phí - Đó chính là những sản phẩm được sản xuất với một chi phí tốt nhất, chất lượng phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đáp ứng được thời hạn giao hàng.
- Đã có bao nhiêu doanh nghiệp thật sự quan tâm đến các phương pháp phát hiện các lãng phí trong sản xuất và có thể đề xuất, thực hiện được các giải pháp giảm chi phí sản xuất phù hợp, hiệu quả? Các doanh nghiệp đã đánh giá, xác định được mức độ lãng phí trong hoạt động sản xuất của mình chưa?
- Có bao nhiêu giám đốc doanh nghiệp đã nhìn nhận đúng về vai trò của bộ máy quản lý sản xuất trong hoạt động của doanh nghiệp? Hay là giao khoán cho cán bộ quản lý sản xuất mà trong số đó, thử hỏi có bao nhiêu cán bộ quản lý sản xuất có được những kiến thức về quản lý? Hay đa số xuất thân từ các ngành kỹ thuật, chưa qua đào tạo về quản lý? - Họ đang quản lý sản xuất hoàn toàn dựa vào “kinh nghiệm”.
- Các vị giám đốc quan tâm đến những cải tiến nhỏ của cán bộ, công nhân hay phâng lớn chỉ thích quan tâm đến những giải pháp lớn mang tính “đổi mới”? Có ai đã từng đặt câu hỏi và có lời giải đáp về tình trạng kém hiệu quả của các “phong trào” cải tiến sáng kiến trong doanh nghiệp, so sánh nó với chương trình Kaizen của Nhật?
- Các nguồn lực vật chất trong sản xuất (nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, tài chính, nhân lực), được các doanh nghiệp đầu tư đã được hoạch định tốt và sử dụng hiệu quả chưa? Đó chính là bài toán cần giải nhằm nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Việc đánh giá, khen thưởng nhân viên đang sử dụng các tiêu chí nghiêng về “kết quả” đạt được hay “hiệu quả” đạt được?
- Hiện nay, tại các doanh nghiệp, việc ứng dụng các công cụ, phương pháp quản lý trong sản xuất còn thiếu và yếu, điều này xuất hiện ở cả những doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc gia chứ không riêng gì ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Giải pháp như thế nào?
Để giải quyết được các tồn tại nêu trên, các doanh nghiệp nên và cần quan tâm, đầu tư nhiều hơn vào việc nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý sản xuất cũng như các cán bộ nghiệp vụ liên quan. Các giám đốc điều hành doanh nghiệp cũng cần đánh giá và nhìn nhận lại vai trò, vị trí của bộ máy sản xuất trong doanh nghiệp. Việc trang bị và hỗ trợ cho cán bộ quản lý ứng dụng những phương pháp, công cụ quản lý tiên tiến, phù hợp với tình trạng, trình độ, năng lực của doanh nghiệp chắc chắn sản xuất sẽ hiệu quả hơn, cũng có nghĩa là doanh nghiệp sẽ đạt được những lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Để giải quyết được các tồn tại nêu trên, các doanh nghiệp nên và cần quan tâm, đầu tư nhiều hơn vào việc nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý sản xuất cũng như các cán bộ nghiệp vụ liên quan. Các giám đốc điều hành doanh nghiệp cũng cần đánh giá và nhìn nhận lại vai trò, vị trí của bộ máy sản xuất trong doanh nghiệp. Việc trang bị và hỗ trợ cho cán bộ quản lý ứng dụng những phương pháp, công cụ quản lý tiên tiến, phù hợp với tình trạng, trình độ, năng lực của doanh nghiệp chắc chắn sản xuất sẽ hiệu quả hơn, cũng có nghĩa là doanh nghiệp sẽ đạt được những lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Để biết thêm chi tiết về giải pháp quản lý sản xuất trong doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với Công ty CP TOPMAN www.TopManJsc.com hoặc Chuyên gia tư vấn 0422 310 689, 0989 979 434, HieuISO@gmail.com
0 comments:
Post a Comment