Ngày nay, không có nền kinh tế nào muốn phát triển lại tồn tại khép kín và độc lập một mình cả. Xu hướng hội nhập khu vực và nền kinh tế thế giới đang diễn ra nhanh chóng và ngày càng sâu rộng hơn. Nền kinh tế hội nhập đã đem lại nhiều cơ hội cho chúng ta, nhưng bản thân nó cũng tạo ra nhiều thách thức đòi hỏi chúng ta phải vượt qua. Một trong những thách thức đó là vấn đề cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.
Chính vì vậy, chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng đã trở thành một công cụ cạnh tranh hàng đầu của các doanh nghiệp và các quốc gia. Nhật Bản ngày nay được biết đến như một điển hình trong việc coi trọng chất lượng, quản lý chất lượng và đã đạt được những thành công rất ấn tượng với những hãng nổi tiếng như: TOYOTA, HONDA, SONY, ....
Vậy quản lý chất lượng là gì?
Theo tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát một tổ chức về mặt chất lượng.
Việc định hướng được thể hiện thông qua tầm nhìn, chiến lược, chính sách và mục tiêu chất lượng.
Hoạt động kiểm soát được thực hiện thông qua: yếu tố hoạch định, kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng.
Tại
sao phải Quản lý chất lượng?
Thị
trường cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển thì phải cung cấp được sản phẩm/ dịch vụ có chất lượng
tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nguyên
lý chung: khi doanh nghiệp thực hiện công tác quản lý chất lượng tốt sẽ tạo ra
được những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt. Như vậy, muốn tạo ra sản
phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt, hiệu quả cao, tổ chức/ doanh
nghiệp phải quản lý chất lượng.
Doanh
nghiệp cần kiểm tra sản phẩm của mình trước khi giao chúng cho đối tác hay
khách hàng để tránh bất kỳ lỗi hay sự bỏ sót nào, bao gồm cả tiêu chuẩn bắt
buộc và những yêu cầu của khách hàng. Đây là hoạt động quan trọng có trong
quản lý chất lượng.
Doanh
nghiệp cần lập kế hoạch và tổ chức tất cả các hoạt động để đảm bảo rằng sản
phẩm của mình là ổn định và đúng với những gì Lãnh đạo đã vạch ra. Do đó doanh
nghiệp cần theo dõi và kiểm soát những hành động này như một phần có trong
quản lý chất lượng.
Tình
hình nhân sự thay đổi nhiều, cán bộ cũ nghỉ, thay thế bằng nhân sự
mới được tuyển dụng. Nhưng người mới này không thể làm công việc đó như
người cũ ngay được, dễ tạo ra những sản phẩm lỗi, không phù hợp, gây mất
thời gian và tiền bạc. Để tránh trường hợp này, doanh nghiệp phải sử dụng hệ
thống văn bản như quy trình làm việc, hồ sơ, biểu mẫu ghi chép. Đây là
trọng tâm của quản lý chất lượng.
Nhân
viên có thể không hiểu và không tuân thủ những quy định nội bộ của doanh
nghiệp về an toàn, vận hành, bảo trì thiết bị hay xử lý các sự cố liên
quan. Những thiết sót có thể dẫn đến tình trạng phá sản của doanh nghiệp.
Tránh điều này bằng quản lý chất lượng.
Cần lưu ý rằng những lợi ích có được từ quản lý chất lượng có thể sẽ mất mát
nhiều nếu như không tiến hành quản lý một cách hệ thống và khoa học. Cách tốt
nhất là áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng đã được quốc tế thừa nhận, như ISO
9000, ISO 22000 và
biết các công cụ để cải tiến chúng, như: vòng tròn PDCA,
5S,
Kaizen.
Để
tìm hiểu thêm về quản lý chất lượng, biết cách xác định, lựa chọn,
áp dụng các hệ thống quản lý hiệu quả, xem tại
đây hoặc tại www.topmanjsc.com
1 comments:
cho mình hỏi cái yếu tố liên quan tới quản lý chất lượng được ko ạ? phân tích các yếu tố
Post a Comment