Tuesday 18 December 2012

ĐÀO TẠO TRONG DOANH NGHIỆP: ĐẦU TƯ hay CHI PHÍ?

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp nhìn nhận được “đào tạo là đầu tư” đã có phần gia tăng đáng kể và đang có cái nhìn tích cực về việc quản trị nguồn nhân lực, xem nhân lực là nguồn lực quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.


Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa đánh giá đúng những hiệu quả do đào tạo mang lại nên chưa thực sự xem đào tạo là một giải pháp nâng cao năng lực nhân viên nhằm phát triển doanh nghiệp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhận định này, ví dụ như:
  1. Doanh nghiệp xác định nhu cầu đào tạo cho cán bộ nhân viên của mình chưa phù hợp với các yêu cầu phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của cán bộ nhân viên;
  2. Doanh nghiệp đánh giá, chọn lựa đối tác cung cấp dịch vụ đào tạo chưa phù hợp do chưa xác định được nhu cầu đào tạo là cần được cung cấp các kiến thức mang tính lý thuyết, học thuật (academic) hay muốn có được các kiến thức, kỹ năng mang tính ứng dụng;
  3. Các Trường, Trung tâm đào tạo chỉ tập trung vào việc tổ chức đào tạo mà không thực hiện đúng qui trình đào tạo: xác định nhu cầu, đào tạo và đánh giá sau đào tạo;
  4. Ngoài ra, các Trường, Trung tâm đào tạo chưa làm tốt công tác đánh giá nhu cầu đào tạo cho doanh nghiệp. Khi cung ứng dịch vụ đào tạo, thường cung cấp các chương trình đào tạo theo “đơn đặt hàng” của doanh nghiệp, thiếu xác minh, phản hồi, tư vấn cho doanh nghiệp, hay nói khác đi, một số Trường, Trung tâm chưa có được tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực hoạt động của mình;
  5. Thiếu sự quan tâm từ doanh nghiệp trong việc giúp học viên ứng dụng các kiến thức, kỹ năng mới có được từ các khoá học à gây lãng phí trong đào tạo;
  6. Chưa có sự phối hợp giữa doanh nghiệp và các Trường, Trung tâm đào tạo trong việc thực hiện chương trình đánh giá hiệu quả sau đào tạo. Do đó, doanh nghiệp không xác định được các hiệu quả mang lại sau đào tạo cũng như không có được kế hoạch đào tạo bổ sung tiếp theo nhằm phát huy tối đa năng lực của cán bộ nhân viên;
  7. Các Trường, Trung tâm đào tạo chiêu sinh không đúng đối tượng khóa họcdo trình độ nhân viên tư vấn đào tạo của các đơn vị đào tạo và cán bộ phụ trách công tác đào tạo của doanh nghiệp còn yếu, chưa được trang bị bài bản các kỹ năng, phương pháp đánh giá nhu cầu đào tạo, chưa am hiểu nội dung đào tạo của mỗi khoá học cũng như thiếu trình độ, kỹ năng tư vấn đào tạo;
  8. Cũng do không thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo trước đào tạo nên các Trường, Trung tâm không chỉ ra được cho các doanh nghiệp những yếu tố khác có ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của cán bộ nhân viên của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng sau đào tạo, doanh nghiệp không hài lòng nhưng không hiểu là nguyên nhân chủ yếu không phải do chương trình đào tạo kém hiệu quả mà do chính doanh nghiệp chưa tạo điều kiện, chưa giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp với cán bộ nhân viên của mình. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho nhiều doanh nghiệp vẫn đang cho rằng đào tạo là chi phí chứ không phải là đầu tư và vẫn còn những suy nghĩ cho rằng đào tạo sẽ lãng phí khi một số cán bộ nhân viên của mình rời bỏ doanh nghiệp sau khi đã được đào tạo mà không nhìn thấy trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc khai thác, phát huy năng lực cán bộ nhân viên;
Do đó, để giúp doanh nghiệp đánh giá đúng tầm quan trọng, sự cần thiết của công tác đào tạo với sự phát triển của doanh nghiệp và nhận thấy rõ đào tạo là đầu tư lâu dài và bền vững, cần giải quyết cho được các vấn đề nêu trên. Giải pháp:
  1. Các Trường, trung tâm đào tạo cần đề nghị doanh nghiệp phối hợp tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo trước khi cung cấp chương trình đào tạo cho doanh nghiệp. Việc làm này nhằm xác định khoảng cách cần đào tạo cho cán bộ nhân viên doanh nghiệp cũng như giúp doanh nghiệp nhìn ra được các yếu tố ngoài đào tạo cần bổ sung, điều chỉnh trong công tác quản lý nhằm phát huy năng lực của cán bộ nhân viên;
  2. Trong quá trình đào tạo, ngoài việc cung cấp các kiến thức cần thiết, giảng viên còn có nhiệm vụ hướng dẫn cho học viên các phương pháp để áp dụng các kiến thức này vào công việc thực tế. Quá trình đào tạo hiện nay không thể là đào tạo thuần túy mà là đào tạo + tư vấn. Có như thế tính ứng dụng mới cao, phù hợp với trình độ cán bộ nhân viên hiện nay cũng như đáp ứng được mong muốn của doanh nghiệp;
  3. Sau đào tạo, cần có kế hoạch ứng dụng cụ thể thực tế cho học viên với sự hỗ trợ, quan tâm của doanh nghiệp. Căn cứ vào đó, Trường, Trung tâm đào tạo  phối hợp với doanh nghiệp để đánh giá hiệu quả sau đào tạo của chương trình đào tạo đã thực hiện.
Sau đánh giá, doanh nghiệp sẽ biết được năng lực của cán bộ nhân viên cũng như xác định được những gì cần bổ sung, bồi dưỡng thêm cho cán bộ nhân viên của mình. Ngoài ra, việc này cũng giúp cho doanh nghiệp đánh giá đúng năng lực, chất lượng đào tạo của các Trường, Trung tâm cung ứng dịch vụ nhằm lựa chọn nhà cung cấp đạt yêu cầu.

Tại Công ty Cổ phần TopMan, chúng tôi nhận thấy, trước khi khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo, TopMan cử 1 đội ngũ chuyên gia đến khảo sát nhu cầu tại doanh nghiệp, trao đổi trực tiếp với đội ngũ lãnh đạo, quản lý về thực trạng công việc, năng lực nhân sự hiện nay và nhu cầu phát triển của họ. Trên cơ sở những thông tin thu được, TopMan đề xuất chương trình đào tạo phù hợp. Phối hợp với khách hàng tổ chức đào tạo theo quy trình đào tạo chuẩn mực: 
Xác định nhu cầu --> Chuẩn bị --> Tổ chức đào tạo --> Lấy ý kiến của học viên --> Theo dõi thay đổi của học viên sau khi đào tạo --> Tư vấn hỗ trợ để học viên ứng dụng ngay vào công việc hàng ngày của mình.
Để liên hệ với Công ty cổ phần TopMan, vui lòng gọi số 0422 310 689, email: TopManJsc@gmail.com, web: www.TopManJsc.com

0 comments:

Post a Comment

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Top WordPress Themes