Friday 24 September 2010

Chức năng nhiệm vụ của Phòng QLCL Hệ thống (ISO)

1.  Chức năng:
-         Phòng Quản lý Chất lượng Hệ thống (gọi tắt là P.QLCL HT) có chức năng tham mưu, tư vấn cho TGĐ trong công tác quản lý chất lượng hệ thống của Công ty theo các tiêu chuẩn tiên tiến, như: hệ thống QLCL (ISO 9000), QL môi trường (ISO 14000), …
-         Thiết lập và đẩy mạnh phong trào cải tiến trong toàn Công ty, đặc biệt là hoạt động 5S, Kaizen tại các Nhà máy;
-         Quản lý công tác tiêu chuẩn hóa, tổ chức thử nghiệm/ kiểm định sản phẩm hàng hóa.
2. Nhiệm vụ:
Thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng & môi trường dưới sự chỉ đạo trực tiếp của TGĐ và Đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR) & môi trường (EMR).
2.1. Công tác nghiên cứu, cải tiến:
-         Nghiên cứu thiết lập, triển khai áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế vào thực tiễn hoạt động SXKD của Công ty.
-         Triển khai phần mềm các công cụ thống kê (SPC) nhằm xử lý các dữ liệu thống kê chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và lắp đặt.
-         Nghiên cứu thiết lập và tổ chức triển khai áp dụng Hệ thống ISO Online: nhằm đơn giản hóa việc quản lý tài liệu, hồ sơ bằng công nghệ thông tin.
-         Thiết lập và tổ chức triển khai áp dụng Hệ thống an ninh thông tin ISO 27000: nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao tính bảo mật, tin cậy và sẵn sàng của thông tin trong Công ty, tạo niềm tin cho khách hàng và đối tác.
-         Là đầu mối tiếp nhận, xử lý và quản lý các chương trình cải tiến của Công ty nhằm nâng cao năng suất, chất lượng.
-         Thiết lập, duy trì và đẩy mạnh phong trào cải tiến trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục trong toàn Công ty, đặc biệt là hoạt động 5SKaizen tại các Nhà máy;
-         Đề xuất các dự án cải tiến và tổ chức nghiên cứu triển khai nhằm đảm bảo an toàn, giảm thiểu lãng phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
-         Đào tạo chuyển giao HTQL đã thiết lập cho các đơn vị liên quan để thực hiện.
2.2. Công tác quản lý hệ thống chất lượng:
-         Tổ chức thiết kế, hoạch định hệ thống QLCL đã thiết lập của Công ty theo ISO 9000.
-         Tư vấn cho Lãnh đạo trong việc thiết lập Chính sách & Mục tiêu chất lượng của Công ty và kiểm soát quá trình thực hiện nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu trong từng giai đoạn.
-         Rà soát thường xuyên hệ thống văn bản QLCL hiện hành, tổ chức cập nhật, xây dựng chuẩn hóa các tài liệu (quy trình, quy định, BM…) và làm thủ tục ban hành.
-         Tổ chức đào tạo, đảm bảo cho các CBCNV của Công ty nhận thức rõ tầm quan trọng của chất lượng, phục vụ khách hàng và thực hiện theo các quy định trong hệ thống quản lý chất lượng của Công ty đã xây dựng.
-         Tổ chức xây dựng và hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý (các quy trình, quy định) cho các đơn vị mới thành lập.
-         Đôn đốc, tăng cường kiểm soát việc thực hiện theo quy trình, quy định của các đơn vị theo ISO 9000 (định kỳ hoặc đột suất).
-         Quy hoạch đội ngũ chuyên gia đánh giá nội bộ, tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn chuyên gia đánh giá nội bộ, đảm bảo năng lực của đội ngũ đánh giá viên.
-         Tổ chức và tham gia thực hiện các cuộc đánh giá chất lượng nội bộ của Công ty. Tổ chức và tiếp đoàn đánh giá chứng nhận.
-         Giúp TGĐ định kỳ xem xét HTQLCL của Công ty đảm bảo hệ thống đó luôn có hiệu lực và hiệu quả.
-         Đôn đốc, giám sát và kiểm tra các hành động khắc phục phòng ngừa tại tất cả các đ/vị.
-         Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng của Hệ thống QLCL của Công ty.
-         Định kỳ, kết hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thu thập các dữ liệu thống kê chất lượng sản phẩm trong SX & lắp đặt, phân tích dữ liệu bằng các công cụ thống kê, báo cáo, xác định nguyên nhân và đề ra các giải pháp nhằm kiểm soát quá trình, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
-         Quan hệ, làm việc với các tổ chức bên ngoài về chất lượng, như: cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng, tổ chức tư vấn, đào tạo, đánh giá HTQLCL…
2.3. Công tác tiêu chuẩn hóa và chứng nhận sản phẩm:
-         Chuẩn hóa lại bộ giáo trình đạo tạo của Công ty (phối hợp với P.HCNS và các đơn vị liên quan) nhằm phục vụ cho công tác đào tạo nội bộ quản lý chất lượng SP, quản lý sản xuất, lắp đặt, an toàn, vệ sinh môi trường, thực hiện quy trình, quy định và cải tiến.
-         Tìm kiếm, sưu tầm và cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng sản phẩm, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, như: tiêu chuẩn ngành xây dựng, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế.
-         Quản lý và phân phối các tiêu chuẩn cho các phòng ban liên quan để sử dụng.
-         Phối hợp với Phòng Kỹ thuật, Nhà máy tổ chức xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng loại sản phẩm theo yêu cầu của Lãnh đạo.
-         Làm thủ tục công bố áp dụng tiêu chuẩn chất lượng cho các sản phẩm hàng hóa của Công ty.
-         Hỗ trợ Nhà máy liên hệ với cơ quan thử nghiệm, tổ chức thử nghiệm/ kiểm định sản phẩm hàng hóa theo quy định.
-         Liên hệ làm việc với cơ quan chứng nhận, tổ chức đánh giá chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn.
-         Phối hợp với P.VTXNK thu thập, quản lý các chứng chỉ xuất xứ hàng hóa (CO), chứng chỉ chất lượng sản phẩm, NVL (CQ) và tư vấn cung cấp cho P.KD nhằm phục vụ công tác đấu thầu, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
2.4. Công tác quản lý hệ thống môi trường, an toàn, vệ sinh lao động:
-         Tổ chức thiết kế, triển khai áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14000 cho các nhà máy: Duy trì, cải tiến nâng cao hiệu quả môi trường tại NM1; Tiếp tục triển khai áp dụng mở rộng Hệ thống ISO 14000 cho các Nhà máy.
-         Tư vấn cho Lãnh đạo trong việc thiết lập Chính sách môi trường, Mục tiêu và chương trình môi trường hàng năm, nhằm sản xuất sạch hơn, tiết kiệm NVL nhằm tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường. Kiểm soát quá trình thực hiện nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu trong từng giai đoạn.
-         Tư vấn cho các đơn vị (trong phạm vi áp dụng) thực hiện các hành động nhằm tuân thủ các yêu cầu pháp luật về môi trường.
-         Kiểm soát việc thực hiện tác nghiệp về quản lý môi trường trong các nhà máy (định kỳ hoặc đột xuất).
-         Tổ chức đào tạo, đảm bảo cho các CBCNV của Công ty nhận thức tốt về môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường và thực hiện theo các quy định, hướng dẫn trong hệ thống quản lý môi trường đã xây dựng.
-         Quy hoạch đội ngũ chuyên gia đánh giá môi trường nội bộ, tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn chuyên gia đánh giá nội bộ, đảm bảo năng lực của đội ngũ đánh giá viên.
-         Tổ chức và tham gia thực hiện các cuộc đánh giá nội bộ và bên ngoài về HTQL môi trường. Đôn đốc và phối hợp với các bộ phận thực hiện hành động khắc phục phòng ngừa.
-         Phối hợp với Hội đồng vệ sinh, an toàn lao động của Công ty tổ chức kiểm tra, giám sát công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường (định kỳ hoặc đột suất).
-         Giúp TGĐ định kỳ xem xét HTQLMT của Công ty đảm bảo hệ thống luôn có hiệu lực.
-         Phối hợp với P.HCNS của các NM quan hệ, làm việc với các cơ quan quản lý môi trường, như: cơ quan y tế dự phòng, Trung tâm quan trắc môi trường, Sở Tài nguyên môi trường, Cục Cảnh sát môi trường.

0 comments:

Post a Comment

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Top WordPress Themes